Khi lưu thông qua các tuyến đường có bố trí trạm thu phí, người điều khiển phương tiện cần chú ý để tránh bị xử phạt hành chính. Dưới đây là mức xử phạt các lỗi khi đi qua trạm thu phí mà các tài xế thường mắc phải.
Hành vi điều khiển ô tô đi vào làn xe máy được xem là hình thức trốn nộp phí. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô vào làn xe máy để trốn nộp phí thể bị xử phạt theo 3 lỗi sau:
Phạt từ 200 nghìn đồng – 400 nghìn đồng đối với người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường (điểm a khoản 1).
Phạt từ 3 triệu đồng – 5 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện không đi đúng phần đường, làn đường quy định (điểm đ khoản 5).
Phạt từ 3 triệu đồng – 5 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông (điểm b khoản 5).
Theo quy định này, người cố tình lái ô tô vào làn đường xe máy nhằm trốn trạm thu phí có thể chịu mức phạt lên tới 10 triệu đồng.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện vi phạm có nguy cơ bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng theo điểm đ khoản 11 Điều 5. Trong trường hợp gây tai nạn, người vi phạm có thể bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
ETC là hình thức thu phí tự động, người điều khiển phương tiện không cần dừng xe để trả phí, tiền phí sẽ được trừ tự động trong tài khoản đã đăng ký trước đó. Thông thường, làn thu phí tự động được báo hiệu bằng vạch trên đường, biển báo từ xa. Tuy nhiên, nhiều tài xế thiếu ý thức đã lợi dụng sự tiện lợi này để cố tình cho xe vào.
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019, hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Thông thường, biển báo “Giới hạn tốc độ” sẽ được đặt trước khi vào trạm thu phí. Các phương tiện đi qua khu vực này cần chú ý quan sát và duy trì tốc độ ở mức cho phép. Trường hợp tài xế không tuân thủ có thể đối diện mức phạt sau:
Phạt từ 600 – 800 nghìn đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10 km/h.
Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
Không giữ khoảng cách an toàn với các xe
Việc giữ khoảng cách giữa các phương tiện giúp đảm bảo quá trình lưu thông an toàn, hạn chế tối đa va chạm không mong muốn.
Do đó, tại trạm thu phí đã đặt biển báo “cự ly tối thiểu giữa hai xe” (thông thường là 3 – 8m).
Trường hợp có biển báo những lái xe không tuân thủ quy định coi như vi phạm luật và sẽ phải chịu mức phạt từ 800 nghìn đồng – 1 triệu đồng (điểm 1 khoản 3).
Dù vô tình hay cố ý mắc các lỗi khi đi qua trạm thu phí đều là những hành vi vi phạm Luật. Điều này không chỉ khiến lái xe mất thêm một khoản phí phạt khá cao, lại tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bạn và cho những người khác.
Biển “Cấm dừng xe quá 5 phút” thường được đặt tại các trạm BOT. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, mà còn đảm bảo điều kiện lưu thông thông suốt và an toàn. Nếu dừng xe quá quy định, tài xế sẽ bị xử phạt theo một trong các lỗi sau:
Phạt từ 1 – 2 triệu đồng đối với hành vi dừng đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông (điểm đ khoản 4).
Phạt từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người hướng dẫn, kiểm soát giao thông (điểm b khoản 5).
Ngoài ra, việc cố ý dừng đỗ phương tiện làm cản trở, ùn tắc giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự với tội danh “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Ðiều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
Để lái xe có thể đi xe qua trạm thu phí nhanh chóng và an toàn nhất, trách mắc các lỗi khi đi qua trạm thu phí để bị mất tiền oan. Tài xế nên tìm đến các dịch vụ thu phí không dừng, giúp xe qua trạm thu phí không phải dừng chờ thanh toán và tiết kiệm nhiên liệu.
Dịch vụ thu phí không dừng hiện nay có 2 đơn vị triển khai trên toàn quốc là VETC và VDTC – Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam của Viettel.
Dịch vụ thu phí tự động ePass là dịch vụ thu phí tự động tại các trạm thu phí được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam VDTC là thành viên của tập đoàn viễn thông Viettel. Thông qua thẻ định danh ePass dán trên xe, giúp xe qua trạm thu phí không phải dừng chờ thanh toán mà vẫn giữ được tốc độ lưu thông ổn định.
Để sử dụng dịch vụ, tài xế lái xe tham khỏa toàn bộ các thông tin về dịch vụ tại bài viết sau:
Những điều cần biết về dịch vụ thu phí không dừng ePass Viettel
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN CHÍP THU PHÍ KHÔNG DỪNG THẾ HỆ MỚI EPASS VIETTEL